Ngành STEM là gì? Cách săn học bổng du học Mỹ ngành STEM
Mỹ luôn là quốc gia đi đầu về các lĩnh vực công nghệ, khoa học kỹ thuật,... được thể giới công nhận và có phần đóng góp không nhỏ trong công cuộc phát triển hiện đại hóa toàn cầu. Có thể xem các trường Đại Học Mỹ như nơi ươm mầm nhân tài tốt nhất về khoa học công nghệ với các chương trình đào tạo chuyên sâu, bằng ĐH ở Mỹ về khoa học kỹ thuật cũng nhờ đó mà trở nên có giá trị cao. Vì thế, du học STEM tại Mỹ luôn thu hút nhiều sinh viên nhờ chương trình học cũng như cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn sau ra trường. Vậy ngành STEM là gì? Cùng tìm hiểu ngành STEM và cơ hội du học Mỹ ngành STEM qua bài viết dưới đây nhé.
Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!
Ngành STEM là gì?
STEM là từ viết tắt của Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematic (Toán học). Ngành STEM có rất nhiều ưu điểm nổi trội, ảnh hưởng rất lớn đến với nền giáo dục ngày nay:
1. Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề:
- STEM tập trung vào việc phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của người học. Trong mỗi bài học STEM, sinh viên được đưa ra các tình huống chứa các vấn đề thực tế cần giải quyết liên quan đến kiến thức khoa học.
- Việc giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải tìm tòi, nghiên cứu các kiến thức môn học có liên quan (qua sách giáo khoa, tài liệu, thiết bị kỹ thuật) và vận dụng chúng để giải quyết.
2. Thúc đẩy sự sáng tạo:
- Giáo dục STEM nhấn mạnh phong cách học tập sáng tạo của người học. Việc đặt người học vào vai người phát minh đòi hỏi người học phải hiểu bản chất của kiến thức được truyền đạt, từ đó mở rộng kiến thức và áp dụng phù hợp vào tình huống cần giải quyết.
3. Ứng dụng thực tế:
- Giáo dục STEM là phương pháp giáo dục liên môn thông qua thực hành ứng dụng. Thay vì dạy bốn môn học như những môn học riêng biệt, rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng trong thế giới thực.
- Ví dụ, người học có thể áp dụng kiến thức của mình để hiểu và tạo một trò chơi điện tử đơn giản. Các định luật vật lý trong trò chơi điện tử thường rất khác so với thế giới thực, đòi hỏi sinh viên phải sử dụng các công thức vật lý để hiểu các định luật cơ bản.
- Người học lĩnh hội kiến thức khoa học và ứng dụng nó vào thực tế. Giáo dục STEM thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, tạo ra những cá nhân có khả năng làm việc trong môi trường sáng tạo cao trong với những công việc đòi hỏi tư duy tiên tiến, hiện đại.
Ngành STEM bao gồm các công việc nào?
Vì STEM là ngành có tính ứng dụng cao và đa dạng hương chuyên ngành phát triển, nên sinh viên theo học ngành STEM có thể thoải mái lựa chọn công việc phù hợp với bản thân một cách dễ dàng. Một số công việc sinh viên tốt nghiệp ngành STEM có thể làm như:
- Trợ lý Bác sĩ (Physician Assistant)
- Kỹ sư Phát triển Phần mềm (Software Developer)
- Điều dưỡng thực hành (Nurse Practitioner)
- Quản lý Dịch vụ Y tế – Y khoa (Medical and Health Services Manager)
- Chuyên viên Thống kê (Statistic)
- Nhà Khoa học Dữ liệu (Data Scientist)
- Bác sĩ Nha khoa (Dentist)
- Bác sĩ Chỉnh nha (Orthodontist)
- Quản lý IT (IT Manager)
- Chuyên viên Phân tích Bảo mật thông tin (Information Security Analyst)
- Kỹ sư Cơ khí (Mechanical Engineer)
- Người vẽ bản đồ (Cartographer)
- Chuyên gia Vận trù học/ Nghiên cứu tác nghiệp (Operations Research Analyst)
- Điều dưỡng Gây mê (Nurse Anesthetist)
- Chuyên viên Phân tích Hệ thống Máy tính (Computer Systems Analyst)
Tiềm năng và tầm quan trọng của ngành STEM?
Trong 10 năm qua trở lại đây, ngành STEM đã được quảng cáo là một nhóm các ngành có triển vọng cao. Tại các quốc gia phát triển như Mỹ và Canada, khi công nghệ 4.0 đang phát triển nhanh chóng, nhu cầu về nhân lực lĩnh vực này cũng tăng lên đáng kể. Vì thế, tình trạng thiếu nhân lực ngành STEM đang dần trở thành vấn đề đau đầu của các doanh nghiệp, song song đó, cơ hội kiếm được việc làm ngành STEM ngay sau khi ra trường không còn là chuyện quá khó khăn.
Không chỉ ở Mỹ mà nhu cầu tuyển dụng của ngành STEM trên toàn thế giới luôn ở mức cao. Do đó, những sinh viên du học Mỹ tốt nghiệp nhóm ngành này sẽ có nhiều lợi thế lớn về cơ hội việc làm với mức thu nhập hấp dẫn. Không những thế mà cơ hội định cư tại Mỹ cũng trở nên khả thi khi hầu hết các trường Đại Học tại đây đều cấp cho du học sinh visa 36 tháng để học tập và làm việc, tạo điều kiện tối ưu để sinh viên có thể phát triển sự nghiệp với ngành STEM tại đây.
Không chỉ thế, mức lương trung bình của sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành STEM luôn ở mức cao như:
- Công nghệ thông tin: 91,000USD/năm
- Lập trình máy tính: 82,000 USD/năm
- Toán: 104,000 USD/năm
- Kỹ sư: 102,000 USD/năm
- Khoa học thông tin máy tính: 136,000 USD/năm
- Kỹ sư cơ khí: 87,000 USD/năm
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành STEM, nhu cầu tạo ra cơ sở giáo dục và nguồn lực cho ngành này là ưu tiên hàng đầu, vì giáo dục STEM phát triển giới hạn hiểu biết của sinh viên về khoa học, công nghệ, kỹ thuật lên tầm cao mới. Đồng thời mở rộng tư duy của người học.
Tại sao nên học ngành STEM tại Mỹ?
Có nhiều lý do để chọn Mỹ làm điểm đến cho du học sinh đang theo học ngành STEM, có thể kể đến một vài lý do thuyết phục như:
1. Mỹ là quốc gia đứng đầu về khoa học, công nghệ:
– Khi nghĩ đến Mỹ, chúng ta nghĩ ngay đến một đất nước phát triển về công nghệ thông tin, khoa học và kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới. Đây là cốt lõi trong chiến lược phát triển tài năng hàng đầu của Mỹ cho tương lai, với việc không ngừng chú trọng đầu tư cho giáo dục và chính sách đãi ngộ hấp dẫn dành cho các chuyên ngành STEM.
– Đây là lợi thế lớn để sinh viên du học Mỹ được tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới, học tập trong môi trường chất lượng cao, có cơ hội tìm hiểu về ứng dụng công nghệ đồng thời nâng cao kỹ năng ứng dụng.
2. Cơ hội định cư:
– Bắt đầu từ ngày 10 tháng 5 năm 2016, sinh viên du học Mỹ với thị thực dạng F1 đăng ký các chuyên ngành STEM sẽ được phép làm việc thông qua chương trình OPT (Optional Practical Training) trong thời gian 36 tháng. Hệ thống này được sinh viên du học STEM ủng hộ cao vì nó giúp dễ dàng tìm việc làm và ổn định cuộc sống.
– Để có thể tham gia hoặc gia hạn chương trình OPT, sinh viên cần làm những điều sau:
– Hoàn thành khóa học Cử nhân/Thạc sĩ /Tiến sĩ với ngành học thuộc nhóm ngành STEM.
– Công ty tuyển bạn bắt buộc phải sử dụng chương trình E-verify và đạt yêu cầu trong danh sách STEM OPT Employer Responsibilities.
– Bạn cần nộp đơn xin giấy phép làm việc Employment Authorization tại Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ 90 ngày trước khi OPT cũ hết hiệu lực.
3. Cơ hội việc làm cùng thu nhập hấp dẫn:
– Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ năm 2017, nhu cầu về các nhân lực ngành STEM đã tăng hơn 24% trong thập kỷ qua. Ngoài tỷ lệ thất nghiệp thấp, lương khởi điểm cho sinh viên tốt nghiệp cao hơn 29% so với các chuyên ngành khác nổi bật như kiến trúc sư ($119,500), kỹ sư phần mềm ($95,000), điều dưỡng ($97,000) và y tá ($99,500). Nhu cầu lao động trong lĩnh vực này sẽ tiếp tục tăng lên 8,9% vào năm 2024, theo dự báo của Bộ Lao động.
– Riêng tại Mỹ, dự báo sẽ thiếu khoảng 10 triệu lao động trong các lĩnh vực STEM có tính chuyên môn cao. Nhu cầu đối với các ngành công nghệ phần mềm, máy tính, kỹ thuật và toán học được dự đoán sẽ tăng lần lượt là 32%, 6%, 60% và 2% vào năm 2020. Ngoài ra, Mỹ còn là quê hương của nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực công nghệ như Intel, Microsoft, Apple, Google, giúp sinh viên mới tốt nghiệp dễ dàng tiếp cận và xin việc với mức lương hậu hĩnh tại đây.
4. Không chỉ thế, có rất nhiều trường ĐH ở Mỹ đào tạo ngành STEM với mức học phí phải chăng cùng nhiều chương trình học bổng hấp dẫn. Bạn có thể tham khảo tại đây:https://ology.vn/study-abroad/
Vì nhu cầu cao về nguồn nhân lực khiến ngành STEM trở nên nóng hơn bao giờ hết. Trên thực tế, không thể có nền kinh tế 4.0 dựa trên công nghệ và hạ tầng giáo dục đào tạo lạc hậu. Vì vậy, tiếp cận giáo dục STEM là hướng đi đúng đắn và là khoản đầu tư sinh lời giúp chúng ta thích ứng và phát triển tối ưu trong thời đại công nghệ 4.0.
ĐĂNG KÝ NGAY
Ology sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho bạn.
Nếu bạn muốn được tư vấn cùng cô Châu
Hãy đăng kí tại đây nhé !