Lập trình web là gì?
Điểm khác biệt giữa lập trình viên
web front-end và back-end

Có nhiều lý do để công nghệ thông tin trở đang là ngành nghề hot nhất hiện nay: cách mạng công nghệ ngành càng mạnh mẽ, thời đại 4.0 dần lên ngôi,… do đó rất nhiều công ty đang cần số lượng lớn nhân lực có hiểu biết về công nghệ, đặc biệt là lập trình. Không ít các công ty lớn đăng tin tuyển dụng vị trí lập trình với mức lương khá hấp dẫn. Vì thế, nhiều bạn trẻ cũng ưu tiên theo học nhóm ngành này, đặc biệt là lĩnh vực lập trình website. Vậy, lập trình website là gì? Để trở thành lập trình viên cần các yếu tố nào? Mời các bạn theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Lập trình web là gì?

Lập trình website chính là công việc của lập trình viên, lập trình viên có nhiệm vụ nhận toàn bộ dữ liệu (dữ liệu này còn gọi là giao diện web tĩnh) từ bộ phận thiết kế website, sau đó chuyển dữ liệu đó thành một hệ thống trang web hoàn chỉnh có tương tác với cơ sở dữ liệu và tiếp cận để người dùng thông qua ngôn ngữ máy tính.

Sau khi hoàn tất quá trình lập trình website, lập trình viên có thể phân công quản trị web và thêm vào một số công cụ khác nhằm hỗ trợ quá trình quản trị một cách đơn giản và dễ hiểu nhất, thông thường, đó sẽ là các công cụ giúp bạn kiểm tra uptime, downtime, phần trăm thoát web,…

Lập trình website là một công việc độc lập và khác hoàn toàn với thiết kế website (có nhiệm vụ tạo ra giao diện cho trang web).

Thế nào là lập trình web front-end?

Lập trình viên front-end có nhiệm vụ tập trung phát triển mảng giao diện và trải nghiệm cho người sử dụng web. Nói dễ hiểu hơn, công việc này quyết định ấn tượng đầu tiên của người dùng khi truy cập vào website của bạn. Trang web đẹp hay xấu, dễ nhìn hay rối mắt phụ thuộc hết vào người lập trình web front-end. Vì thế công việc này yêu cầu bạn phải có khả năng thẩm mỹ tốt và kỹ thuật thiết kế chuyên nghiệp.

Ví dụ: Để tạo ra được một trang facebook cần phải thống nhất được vị trí để đặt logo, vị trí các nút like, đăng bài, màu chủ đạo của trang web, kích cỡ chữ, kích cỡ hình ảnh đăng lên, hiệu ứng của các biểu tượng cảm xúc,… đều sẽ do lập trình web front-end xử lý.

Để trở thành lập trình viên front-end bạn cần phải sử dụng thông thạo 3 ngôn ngữ web là HTML, CSS và Javascript. Tuy nhiên, để code hiệu quả nhất thì lập trình viên cần các framework hay thư viện khác như:

    • Bootstrap, jQuery, AngularJS, React JS, Vue JS, EmberJS…
    • Kỹ năng thiết kế, sử dụng phần mềm Photoshop.
    • LESS, SASS (stylesheet language).
    • Sử dụng npm, grunt, … để optimize, minimize HTML/CSS/JS.
    • Kiến thức về Ajax.

Tuy nhiên, đây chỉ là các khái niệm và ví dụ giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa của lập trình viên front-end, để hiểu sâu hơn và trở thành lập trình viên chuyên nghiệp bạn cần phải tham gia các khóa học lập trình để hoàn thiện được một website đẹp, đủ, đúng yêu cầu của khách hàng.

Thế nào là lập trình web back-end?

Lập trình viên back-end có nhiệm vụ xử lý mọi vấn đề phức tạp phía sau để đảm bảo hệ thống website có thể hoạt động một cách bình thường trơn tru. Back-end chính là bước nền cho front-end có thể tồn tại được, việc lưu trữ dữ liệu người dùng và xây dựng thuật toán phân tích đều do lập trình viên back-end đảm nhiệm.

Ví dụ: Để website facebook được hoạt động và hiển thị giao diện tới người dùng cần phải lập trình web back-end. Các vấn đề như lưu trữ bài viết, bài chia sẻ,…, lưu trữ trạng thái, hiển thị và cập nhật bảng tin, lưu trữ các biểu tượng cảm xúc (like, tim, haha, phẫn nộ,..), bình luận đều phải dựa vào hoạt động lập trình back-end.

Để trở thành lập trình viên back-end cần biết ngôn ngữ máy chủ cũng như cần phải thành thạo các thao tác với cơ sở dữ liệu:

    • Ngôn ngữ server-side để viết back-end: C#, Java, Python, Ruby,…
    • Kiến thức về những web framework đi kèm: ASP.NET MVC, Spring, Django, Rails,…
    • Kiến thức về database SQL: MS SQL Server, MySQL, Neo4j, MongoDB,…
    • Kiến thức về web nói chung, cách viết Web Service, cách đăng nhập và phân quyền .
    • Kiến thức về 1 số CMS: WordPress, Joomla, Umbraco,…

Để có thể trở thành lập trình web back-end chuyên nghiệp cần rất nhiều kiến thức và kỹ năng phức tạp, nên tập trung học từng ngôn ngữ một để hiểu rõ, không nên ôm đồm nhiều thứ để tránh xảy ra nhầm lẫn. Lập trình viên back-end cần được đào tạo một cách bài bản và toàn diện trước khi muốn làm việc tại công ty nào đó.

Trở thành lập trình web chuyên nghiệp nhanh chóng với các khóa học đến từ Ology

Tuy nhiên, đừng hoang mang và lo lắng nếu các thông tin trên khiến bạn cảm thấy ước mơ trở thành lập trình viên của mình quá xa vời. Tại Ology, bạn được cung cấp các khóa học để trở thành lập trình web front-end/ back-end chuyên nghiệp. Có ngay việc làm 8 chữ số sau khi hoàn thành khóa học Professional tại Ology vì bạn sẽ được giới thiệu việc làm miễn phí tại các doanh nghiệp uy tín sau khi hoàn thành khóa học.


Các thông tin cơ bản về khóa học lập trình sẽ được liệt kê cụ thể dưới bảng này:

 

LẬP TRÌNH WEB FRONT-END

LẬP TRÌNH WEB BACK-END

LỘ TRÌNH 

9 tháng

7.5 tháng

THỜI GIAN HỌC

3 buổi/tuần (2-4-6 hoặc 3-5-7)

Thời gian: 19h30-21h30

3 buổi/tuần (2-4-6 hoặc 3-5-7)

Thời gian: 19h30-21h30

KỸ NĂNG ĐẠT ĐƯỢC SAU KHÓA HỌC

– Sử dụng thành thạo ngôn ngữ JavaScript

– Tuân thủ tốt các nguyên tắc mã sạch thông dụng

– Xây dựng được ứng dụng web hoàn chỉnh sử dụng các công nghệ HTML5, CSS3, các CSS Framework, bootstrap framework

– Tạo được ứng dụng Frontend sử dụng nền tảng ReactJS và triển khai kiểm thử tích hợp cho ứng dụng ReactJS

– Sử dụng được các công cụ lập trình phần mềm hiện đại

– Tự xây dựng các ứng dụng Front-End phục vụ cho các mục đích khác nhau

– Tham gia được vào vị trí Lập trình Front-End tại doanh nghiệp

– Có kỹ năng quản lý thời gian công việc hiệu quả, kỹ năng xây dựng lộ trình nghề nghiệp, kỹ năng viết CV và phỏng vấn tuyển dụng. 

– Sử dụng thành thạo ngôn ngữ JavaScript, TypeScript để giải quyết các vấn đề căn bản của lập trình

– Tuân thủ tốt các nguyên tắc mã sạch thông dụng

– Phát triển được các ứng dụng web sử dụng nền tảng NodeJS

– Phát triển được các ứng dụng web sử dụng nền tảng NestJS

– Tạo lập và truy vấn được cơ sở dữ liệu NoSQL

– Viết được Unit Test cho ứng dụng Node JS

– Sử dụng được các công cụ lập trình phần mềm hiện đại.

– Tự xây dựng các ứng dụng Back-End phục vụ cho các mục đích khác nhau

– Tham gia được vào vị trí Lập trình Back-End tại doanh nghiệp

– Có kỹ năng quản lý thời gian công việc hiệu quả

– Có kỹ năng xây dựng lộ trình nghề nghiệp

– Có kỹ năng viết CV và phỏng vấn tuyển dụng

CAM KẾT ĐẦU RA

Học viên có thể được học lại miễn phí nếu không đạt được chất lượng đầu ra.

Học viên có thể được học lại miễn phí nếu không đạt được chất lượng đầu ra.

CƠ HỘI VIỆC LÀM

Bạn sẽ được đào tạo toàn diện các kỹ năng nghề nghiệp và sẵn sàng làm việc ngay khi học xong. Ology cam kết hỗ trợ giới thiệu việc làm cho học viên ngay sau khi kết thức khoá học.

Bạn sẽ được đào tạo toàn diện các kỹ năng nghề nghiệp và sẵn sàng làm việc ngay khi học xong. Ology cam kết hỗ trợ giới thiệu việc làm cho học viên ngay sau khi kết thức khoá học.