Khoa học Dữ liệu là gì? Học Khoa học dữ liệu ra làm gì?

Nếu bạn là người yêu thích khoa học và có niềm đam mê với công nghệ, dữ liệu thì ng khoa học dữ liệu (Data Science) chính là ngành học dành cho bạn. Tại sao lại nói như vậy? Hãy cùng Ology tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!
Khoa học Dữ liệu là gì? Học Khoa học dữ liệu ra làm gì?

Khoa học Dữ liệu là gì?

Khoa học Dữ liệu là gì?

Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tổng quan ngành khoa học dữ liệu và điểm khác biệt của nó với phân tích dữ liệu là gì. 

Định nghĩa

Khoa học dữ liệu là lĩnh vực kết hợp toán học và thống kê, kỹ thuật lập trình, kỹ thuật máy tính, phân tích nâng cao, trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy với kiến ​​thức chuyên môn về các chủ đề cụ thể, từ đó khám phá ra những thông tin hữu ích ẩn trong dữ liệu của một doanh nghiệp, tổ chức. Kết quả phân tích chuyên sâu này có thể được sử dụng làm cơ sở cho những quyết định, lập chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

Khối lượng ngày càng tăng của các nguồn dữ liệu và sau đó là dữ liệu đã khiến ngành Data Science trở thành một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong mọi ngành. Các tổ chức đang ngày càng phụ thuộc vào chúng để phân tích dữ liệu và đưa ra các ý tưởng hữu ích để cải thiện kết quả kinh doanh.

Sự khác biệt giữa Data Science và Data Analytics

Nhiều người vẫn lầm tưởng hai thuật ngữ này là từ đồng nghĩa, nhưng thực tế không phải vậy. Giữa Data Science và Data Analytics có những khác biệt rõ rệt có thể phân tích như sau. 

Data Science tập trung vào việc tìm kiếm mối tương quan có ý nghĩa giữa các tập dữ liệu lớn, trong khi phân tích dữ liệu được thiết kế để tìm ra các xu hướng cụ thể, chi tiết của các thông tin được trích xuất. Nói cách khác, phân tích dữ liệu là một nhánh của khoa học dữ liệu tập trung vào trả lời các câu hỏi cụ thể cho các câu hỏi mà nó đặt ra.

Data Science nhằm mục đích tìm ra những vấn đề mới và thú vị giúp các công ty đổi mới. Mặt khác, phân tích dữ liệu tìm cách tìm câu trả lời cho những câu hỏi này và xác định cách chúng có thể được triển khai trong các tổ chức để thúc đẩy đổi mới dựa trên dữ liệu.

Những kỹ năng cần có khi học Khoa học Dữ liệu?

Những kỹ năng cần có khi học Khoa học Dữ liệu?

Khi theo đuổi ngành này, học viên không phải chỉ cần theo đuổi các kỹ năng về chuyên môn là đủ. Họ phải trau dồi toàn diện thêm các kỹ năng mềm khác được liệt kê dưới đây: 

Kỹ năng chuyên môn 

Khi theo đuổi ngành học này tại các trường học, học viên thường được chỉ dẫn những kỹ năng về kỹ thuật sau đây. Hay nói cách khác, để tìm kiếm cơ hội việc làm cũng như phát triển trong ngành, bạn cần phải học, trau dồi những kỹ năng quan trọng như: 

  • Kỹ năng lập trình: Biết cách sử dụng một hoặc nhiều ngôn ngữ như Python, Java, C/C++, R, SAS và Scala, kết hợp cùng kiến thức về AI, học máy, và kinh nghiệm về SQL.
  • Sắp xếp và xử lý tập dữ liệu: Đây là một phương pháp thu thập dữ liệu thô (dữ liệu không mang lại lợi ích) và biến nó thành thông tin hữu ích, có ý nghĩa. Sau khi được thu thập, dữ liệu thô sẽ được lọc, sắp xếp, xử lý, phân tích và lưu trữ ở dạng có thể đọc hiểu được.
  • Kỹ năng học máy (machine learning): Đây là cách sử dụng các phương pháp thống kê nhằm giúp máy tính có thể học hiểu từ dữ liệu. Nhờ học máy mà công nghệ xe tự lái, tìm kiếm hiệu quả hay nhận dạng qua giọng nói đều có thể dễ dàng thực hiện được.
  • Kỹ năng học sâu (deep learning): Những ai học tổng quan ngành khoa học dữ liệu cũng đều sẽ biết về kỹ năng này. Với deep learning dữ liệu sẽ được biến đổi qua nhiều phép biến đổi trước khi thu được kết quả đầu ra. 
  • Trực quan hoá dữ liệu: Đây là biểu diễn đồ họa của dữ liệu nhằm truyền đạt mối quan hệ giữa những đặc trưng của dữ liệu. Vì khả năng cho phép Data Scientist diễn tả và truyền đạt kết quả cuối cùng tới đồng nghiệp, khách hàng nên nó được xem là một kỹ năng không thể thiếu. 
  • Big data: Nó là tập hợp các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp cao. Lớn đến mức phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không thể thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu trong thời gian hợp lý.
  • Thống kê: Nó giúp cho các nhà Data Scientist có cái nhìn tổng quan về dữ liệu trong giai đoạn tiền xử lý dữ liệu, cũng như trình bày kết quả nghiên cứu cho đồng nghiệp và khách hàng của họ.

Kỹ năng mềm

Ngoài những kỹ năng “cứng” cần thiết kể trên, để trở thành chuyên gia hay phát triển mạnh trong ngành này, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng sau: 

  • Kỹ năng giao tiếp: Khi làm việc trong lĩnh vực này, việc “giao tiếp” hiệu quả với dữ liệu là hiển nhiên cần thiết. Tuy nhiên, để dữ liệu và khám phá của bạn đến tay những người cần nó như đồng nghiệp, cổ đông hoặc lãnh đạo, bạn cần có kỹ giao tiếp hiệu quả với họ.
  • Sự nhạy bén trong kinh doanh: Nó không đòi hỏi bạn phải có tư duy của một ông chủ hay một nhân viên bán hàng. Thay vào đó, bạn cần nhìn mọi thứ từ góc độ kinh doanh để xem vấn đề nằm ở đâu. Kỹ năng này giúp bạn phát hiện ra những thách thức và tìm ra hướng đi đúng đắn cho tổ chức mà bạn làm việc. 
  • Kỹ năng đặt câu hỏi: Với ngành khoa học dữ liệu bạn sẽ cần phải hiểu được các bộ dữ liệu liên quan với nhau như thế nào. Vì thế trong suốt quá trình làm việc, bạn sẽ cần phải liên tục đặt câu hỏi về dữ liệu bạn có.

Trực giác về dữ liệu: Mặc dù làm việc trong ngành này đòi hỏi tính chính xác cao, tuy nhiên đôi khi bạn cũng cần sử dụng trực giác của mình để làm việc với các dữ liệu. Một trong những lý do phổ biến là dữ liệu không phải lúc nào cũng hoàn hảo và cho bạn câu trả lời rõ ràng. Trực giác tuyệt vời được hình thành bởi nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn nhìn thấy những thông tin quan trọng bên trong dữ liệu.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Khoa học Dữ liệu

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Khoa học Dữ liệu

Data science hiện đang được đánh giá là ngành hot nhất trong thị trường tuyển dụng. Đặc biệt trong thời đại công nghệ số, không chỉ các công ty công nghệ mà dường như mọi lĩnh vực đều “khát” nhân lực cho hai vị trí này. Vì vậy bạn có thể tham khảo một số vị trí công việc trong bức tranh nghề nghiệp của ngành:

  • Nhà Khoa học dữ liệu (Data scientist): Có nhiệm vụ sử dụng phân tích kinh doanh để không chỉ giải thích tác động của dữ liệu đối với doanh nghiệp trong tương lai mà còn có thể giúp thiết kế các giải pháp giúp doanh nghiệp đối phó với những tác động đó.
  • Kỹ sư Khoa học dữ liệu (Data engineer): Ngoài công việc chính là phân tích dữ liệu, một kỹ sư khai thác dữ liệu sẽ còn tạo ra các thuật toán phức tạp để hỗ trợ quá trình phân tích dữ liệu sâu hơn.
  • Nhà phân tích dữ liệu (Data analyst): Chịu trách nhiệm chuyển đổi và thao tác các tập dữ liệu lớn để phù hợp với các phân tích mong muốn cho doanh nghiệp.
  • Nhà phân tích tình báo kinh doanh (Business intelligence): Với nhiệm vụ sử dụng dữ liệu nhằm giúp tìm ra những xu hướng thị trường và kinh doanh bằng phương pháp phân tích dữ liệu và phát triển một bức tranh rõ ràng hơn về vị trí của công ty.
  • Kỹ sư học máy (Machine learning engineer): Nhiệm vụ của kỹ sư học máy là cung cấp dữ liệu vào các mô hình do Data scientist xác định. Đồng thời học cũng phụ trách lấy các mô hình khoa học dữ liệu lý thuyết và hỗ trợ mở rộng chúng thành các mô hình cấp sản xuất có thể xử lý hàng terabyte dữ liệu thời gian thực.

Với nhiều vị trí công việc khác nhau sau khi tốt nghiệp, mức lương trung bình tổng quan ngành khoa học dữ liệu có thể lên tới 6.000 USD/tháng tại các công ty nước ngoài.

Học Khoa học dữ liệu ở đâu?

Học Khoa học dữ liệu ở đâu?

Việc tham gia học khoa học dữ liệu ở nước ngoài sẽ mang đến cho bạn cơ hội được tiếp xúc với các chuyên gia giáo dục và công nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực. Cùng tham khảo một số trường đại học và khóa đào tạo trí tuệ nhân tạo uy tín trên thế giới:

Khóa đào tạo thạc sĩ Khoa học dữ liệu tại trường Đại học Liverpool John Moores, Vương quốc Anh

Khóa đào tạo thạc sĩ Khoa học dữ liệu tại trường Đại học Arizona, Hoa Kỳ

Chương trình chứng chỉ chuyên gia về Khoa học Dữ liệu và Phân tích Kinh doanh tại trường Đại học Maryland

Nếu bạn đang loay hoay trong việc chọn trường phù hợp, hãy liên hệ ngay với Trung tâm tư vấn du học Ology để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Với những thông tin mà Ology vừa cung cấp trên, hy vọng rằng bạn đã có được cho mình câu trả lời cho câu hỏi Khoa học dữ liệu là gì? Học ngành này ra làm gì? Cũng như những cơ hội việc làm mà ngành này mang lại. Đây cũng chính là tiền đề để các bạn định hướng chọn lựa ngành học cũng như môi trường học tập phù hợp trong thời gian sắp tới. Chúc các bạn thành công!

ĐĂNG KÝ NGAY

Ology sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho bạn.

Nếu bạn muốn được tư vấn cùng cô Châu 

Hãy đăng kí tại đây nhé !