Cách viết CV chuẩn chỉnh cho lập trình viên
Để tìm được một công việc lập trình tại công ty mơ ước của bạn và nhận được mức lương lý tưởng, trước tiên bạn cần có một chiếc CV chuyên nghiệp. Vì vậy, bài viết sau đây của Ology sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV IT hoàn chỉnh và chuyên nghiệp nhất.
Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!
CV của lập trình viên như thế nào?
CV IT Developer có thể hiểu là một bản sơ yếu lý lịch được viết bởi một ứng viên là lập trình viên (trong lĩnh vực CNTT) nhằm cung cấp thông tin về bản thân cho công ty tuyển dụng, nhằm gây ấn tượng với HR.
CV sẽ quyết định xem bạn có được đi tiếp vào các vòng tuyển dụng tiếp theo không. Vì vậy, đừng ngần ngại dành thời gian của bạn để tìm hiểu cách viết CV IT thật hoàn chỉnh nhé.
CV IT Developer gồm mấy phần?
Ology sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV IT thật hoàn chỉnh để có thể gây ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng.
Giới thiệu bản thân
Đây là phần cơ bản nhất trong CV IT Developer. Bạn cần đảm bảo việc sắp xếp thông tin đầy đủ và hợp lý:
- Họ Tên: Nhập thông tin đầy đủ. Nếu bạn đi xin việc ở một công ty nước ngoài, bạn có thể đặt cho mình một cái tên nước ngoài.
- Vị trí công việc: Lập trình viên Java, Lập trình viên Backend,…
- Ngày, tháng, năm sinh
- Số điện thoại liên hệ, email
- Giới thiệu về bản thân: Thêm một đoạn tóm tắt ngắn về bản thân với 2-3 câu bên dưới hoặc bên cạnh ảnh đại diện của bạn. Đây là một phần quan trọng trong việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Mục tiêu nghề nghiệp
Một CV ngành công nghệ thông tin tốt trong mắt công ty và nhà tuyển dụng phải có mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên. Cụ thể, bạn nên quyết định xem công ty sẽ được lợi như thế nào trong tương lai khi tuyển dụng bạn, đồng thời bạn muốn học hỏi điều gì trong khi làm việc tại đây. Đây là thước đo giúp công ty xác định xem bạn có đủ năng lực phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không và liệu bạn có thể gắn bó lâu dài với công ty hay không.
Các mục tiêu nghề nghiệp mà bạn đặt ra phải là những mục tiêu dài hạn và không xa rời thực tế. Tất nhiên, nó phải được trình bày một cách phù hợp và khoa học để nhà tuyển dụng hiểu được giá trị mà họ nhận được khi lựa chọn bạn cho một vị trí cụ thể.
Kinh nghiệm
Đây là phần mà mọi nhà tuyển dụng tìm kiếm ở một ứng viên. Trong phần này, các lập trình viên nên cho biết công ty họ đã làm việc, vị trí công việc, công việc. Để tăng sức thuyết phục của bạn với nhà tuyển dụng, hãy liệt kê kinh nghiệm và thành tích của bạn ở những công ty trước để tăng sức thuyết phục.
Đối với các dự án mà bạn đã tham gia, bạn nên cho biết tên của dự án, thời gian thực hiện và kết quả của dự án. Ngoài các thông tin cơ bản ở trên, bạn nên tóm tắt nội dung chính mà bạn đã làm trong suốt dự án. Điều này cho phép công ty sử dụng nội dung này để giúp xác định kinh nghiệm chuyên môn của bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn mới tốt nghiệp và chưa có nhiều kinh nghiệm lập trình thì cũng không phải là vấn đề lớn. Bạn có thể thêm thông tin về một dự án, cuộc thi hoặc hoạt động ở trường mà bạn từng tham gia và đạt thành tích cao.
Bằng cấp
Bằng cấp được dùng để chứng minh kỹ năng và kiến thức của ứng viên dựa trên các đánh giá khách quan và đã được kiểm chứng. Để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp, người ta phải đạt được nhiều chứng chỉ, bằng cấp từ các trung tâm uy tín với các chương trình đánh giá năng lực thực sự. Những chứng chỉ này giúp thuyết phục nhà tuyển dụng dễ dàng hơn một chút. Lập trình viên chuyên nghiệp cần có các bằng cấp chuyên môn như:
- Chứng chỉ Project management professionals
- Chứng chỉ google adword
- Chứng chỉ ngoại ngữ,…
Kỹ năng và Sở thích
Thông tin này cho phép nhà tuyển dụng xác định kỹ năng và khả năng thực hiện công việc của ứng viên. Các kỹ năng liên quan nên được trình bày trong phần này. Phần này yêu cầu bạn thể hiện các kỹ năng chính cho nhà tuyển dụng như HTML, CSS3, Javascript và MVC,… Đây sẽ là một điểm cộng mà nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao và chú ý hơn.
Bên cạnh đó, phần sở thích giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn rõ nét hơn về tính cách của bạn. Từ đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá xem bạn có phù hợp với vị trí công việc của công ty hay không.
Trình độ học vấn
Phần này nên sắp xếp thông tin về trình độ học vấn thành ba phần cơ bản. Nơi đào tạo, ngành học, xếp loại. Các cấp học được mô tả một cách khoa học, cũng như các phần khác.
- Trường
- Chuyên ngành
- Xếp loại
Tuy nhiên, nếu kết quả học tập của bạn không cao hoặc bạn không đến từ ngành CNTT thì cũng đừng quá lo lắng. Với các chứng chỉ CNTT cần thiết, bạn có thể chứng minh kỹ năng của mình để bù đắp cho những thiếu sót này.
Người tham chiếu
Bạn hãy cung cấp thông tin người tham chiếu để xác minh rằng thông tin bạn cung cấp trong phần kinh nghiệm làm việc là chính xác. Đây thường là những người giám sát từ công ty bạn làm việc trước đây. Trong một số trường hợp, nhà tuyển dụng biết công việc và trình độ của bạn khi họ liên hệ với người tham chiếu của bạn.
Những lưu ý cần biết về cách viết CV IT ứng tuyển vị trí lập trình viên
Hiện nay có rất nhiều mẫu CV tham khảo để giúp bạn hoàn thiện CV ngành công nghệ thông tin của mình. Cách viết CV IT dành cho lập trình viên điển hình thường dài khoảng 1,5 đến 2 trang trên khổ A4. Vì vậy, thông tin trình bày cần ngắn gọn, chính xác và khoa học:
- Ngắn gọn: bạn không nên viết dài dòng khi muốn trở thành lập trình viên . Các nhà tuyển dụng không muốn đọc từng từ trong một CV dài cả chục trang, dù bạn có nhiều kinh nghiệm như thế nào.
- Tập trung vào thế mạnh: nếu bạn đã là một lập trình viên có nhiều kinh nghiệm, được làm việc với nhiều dự án, nhưng không cần phải liệt kê tất cả. Bạn chỉ nên nhấn mạnh những kinh nghiệm và dự án tiêu biểu.
- Thể hiện bản thân: hãy cho nhà tuyển dụng xem các thành tích và sản phẩm của bạn. Thay vì chỉ nói suông thì những số liệu cụ thể sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng hơn.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng chỉ chấp nhận hồ sơ: không có lỗi chính tả, ngữ pháp hoặc viết hoa.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về cách viết CV IT cho bản thân. Ology mong rằng với những chia sẻ bổ ích này sẽ giúp bạn hoàn thiện chiếc CV của mình. Từ đó có được công việc và mức lương như mong muốn.
ĐĂNG KÝ NGAY
Ology sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho bạn.
Nếu bạn muốn được tư vấn cùng cô Châu
Hãy đăng kí tại đây nhé !