BackEnd là gì? Làm sao để trở thành lập trình viên web BackEnd?
Lĩnh vực lập trình đang là lĩnh vực được đông đảo các bạn sinh viên quan tâm nhất hiện nay, không chỉ bởi cơ hội việc làm rộng lớn có được sau khi hoàn thành chương trình học, mà còn bởi mức lương đáng mơ ước mà lập trình viên có được. Khi bắt đầu đi sâu vào công nghệ thông tin, các bạn trẻ có đa dạng chuyên ngành để lựa chọn, và BackEnd Developer (lập trình viên BackEnd) là một trong những vị trí lập trình có sức hấp dẫn nhất. Vậy, BackEnd là gì? Muốn trở thành lập trình viên BackEnd cần những gì? Hãy cùng Ology tìm hiểu nhé.
Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!
BackEnd là gì?
Trước khi tìm hiểu về công việc của một lập trình viên BackEnd cũng như mức lương hấp dẫn mà nó mang lại. Chúng ta cần hiểu rõ bản chất và các thông tin liên quan khác của khái niệm BackEnd.
Khái niệm BackEnd
Có thể hiểu nôm na, BackEnd có cách hoạt động tương tự như bộ não của con người, nó là trung tâm điều khiển của một website, giúp phân tích, xử lý yêu cầu, câu lệnh và lựa chọn thông tin chính xác, phù hợp nhất để hiển thị lên màn hình.
Đây là phần hỗ trợ hoạt động website mà người dùng không nhìn thấy được nên mới được gọi là BackEnd. BackEnd bao gồm các phần hỗ trợ hoạt động cho website từ phía bên trong như:
- Máy chủ
- Ứng dụng
- Cơ sở dữ liệu
Có thể nói BackEnd đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình hoàn thiện một website, nhờ có nó mà website được hoạt động hiệu quả một cách trơn tru, người dùng có thể nhận được đúng thông tin mà mình muốn có.
Điểm khác biệt giữa BackEnd với FrontEnd
Điểm khác biệt lớn nhất cũng như dễ nhận thấy giữa BackEnd và FrontEnd chính là nhiệm vụ của từng phần. FrontEnd là phần được hiển thị mà người dùng có thể nhìn thấy khi truy cập vào một trang web bất kỳ, như: giao diện, hình ảnh, âm thanh, chữ viết và thông tin cần tìm. Ngược lại, nhiệm vụ của phần BackEnd là phân tích dữ liệu, xử lý lệnh,… để FrontEnd được hoạt động hiệu quả, hiểu thị cho người dùng các thông tin phù hợp trong quá trình sử dụng trang web/ ứng dụng.
Nói một cách đơn giản, để một trang web có thể hoạt động bình thường, cần có sự hỗ trợ phối hợp song song của cả 2 phần trước (giao diện, hình ảnh,…) và phần sau (xử lý lệnh, xử lý thông tin, thao tác,..). BackEnd chính là phần sau còn FrontEnd là phần trước.
Làm sao để trở thành lập trình viên web BackEnd?
Với mức thu nhập đáng mơ ước và cơ hội việc làm luôn rộng mở thì có rất nhiều bạn trẻ muốn được trở thành lập trình viên BackEnd. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, để có thể trở thành một lập trình viên là không phải dễ, trở thành một lập trình viên web BackEnd chuyên nghiệp lại càng khó.
Vậy, để có thể trở thành lập trình viên BackEnd chuyên nghiệp, trước hết chúng ta cần tìm hiểu các công cụ cần thiết khi lập trình cũng như nhiệm vụ và điều kiện để trở thành một lập trình viên web BackEnd là như thế nào nhé.
Công cụ cần thiết cho lập trình viên web BackEnd
Đề hoàn thành tốt công việc, các lập trình viên BackEnd không chỉ cần phải nắm vững các kiến thức chuyên ngành mà còn phải cần sự trợ giúp đắc lực của các công cụ như:
- Ngôn ngữ lập trình: HTML, CSS, PHP, Node.js, Python,…
- Hệ thống cho cơ sở dữ liệu: khung framework, framework cho PHP, framework cho Python,…
Nếu không có các công cụ hỗ trợ này thì lập trình viên khó có thể hoàn thành được công việc của mình. Vì thế, việc hiểu biết và thành thạo sử dụng các công cụ này cũng là một phần quan trọng trong quá trình học lập trình BackEnd.
Ngoài ra, kiến thức lập trình cơ bản và kiến thức hosting, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu cũng như trình độ tiếng anh chuyên ngành cũng là những kỹ năng không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành lập trình viên web BackEnd.
Nhiệm vụ của lập trình viên web BackEnd
Nhiệm vụ cơ bản của một lập trình viên web BackEnd cần giải quyết gồm 5 mục, đó là:
1. Lập trình hoạt động logic cho máy chủ
Lập trình hoạt động logic cho máy chủ của website/ứng dụng tức là chịu trách nhiệm lập trình các hoạt động sẽ chạy trên máy chủ. Những công việc này bao gồm: xác thưc người dùng để đảm bảo các thông tin về người dùng chính xác nhất, kiểm soát trình tự để các nội dung được hiển thị theo đúng thứ tự, và tối ưu hóa các hoạt động trên website để nó có thể làm việc với tốc độ nhanh nhất.
2. Tự động hóa thông báo
Đây được xem là nhiệm vụ đặc trưng nhất của một lập trình viên web BackEnd, khi các hoạt động được lặp đi lặp lại nhiều lần thì chúng ta nên tự động hóa chúng để tiết kiệm thời gian và công sức thực hiện của người dùng. Lúc này, các BackEnd Developer phải viết code được thông báo tự động, giúp người dùng sử dụng website hiệu quả hơn.
Các quy trình được tạo ra với mục đích nhằm đảm bảo thông tin dữ liệu được xác nhận hợp lệ, trước khi thực hiện các lệnh khác từ máy chủ.
Có thể hiểu đơn giản, bạn là người dùng Facebook và bạn phải trả lời một tin nhắn giống nhau cho vài trăm vài nghìn người trong thời gian ngắn, việc này nếu thực hiện theo phương pháp thủ công sẽ rất mất thời gian, nhiệm vụ của lập trình viên web Back-End là viết code để quá trình gửi tin nhắn này được tự động, giúp người dùng sử dụng website nhanh chóng, hiệu quả hơn.
3. Xác nhận cơ sở dữ liệu và bảo vệ hệ thống
Để hiểu được nhiệm vụ này, bạn có thể hình dung rằng khi tiến hành thao tác cập nhật các cơ sở dữ liệu vào hệ thống/ website thì các thông tin cập nhật phải được xác nhận bằng 1 mã code (tương tự như mã code được gửi về điện thoại của bạn). Lập trình viên web BackEnd chính là người làm nhiệm vụ viết các mã code ấy, để đảm bảo các thông tin dữ liệu sẽ được xác nhận là hợp lệ trước khi tiến hành thực hiện các lệnh khác.
4. Truy cập cơ sở dữ liệu
Ở phần này, BackEnd Developer có nhiệm vụ chính là truy cập vào các cơ sở dữ liệu khác nhau và thực hiện viết các mã lệnh để giúp máy chủ thực hiện các yêu cầu do người dùng thao tác. Bên cạnh đó, lập trình viên còn phải đảm bảo tốc độ xử lý của website nhanh chóng và phải cho ra đúng thông tin chính xác.
5. API (Application Programming Interface)
API là viết tắt của từ Application Programming Interface , dịch ra có nghĩa là giao diện lập trình ứng dụng. Chính vì thế, ở phần này, lập trình viên web BackEnd sẽ là người tạo ra API và làm việc với nó, giúp cho website được hoạt động trơn tru, hiệu quả một cách đơn giản, dễ hiểu.
Điều kiện để trở thành lập trình viên web BackEnd
Tuy công việc có phần đặc thù và khó hiểu là thế, nhưng điều kiện để trở thành một lập trình viên web BackEnd không đến nổi quá khắc nghiệt, chỉ cần đáp ứng một vài tiêu chí nhỏ sau đây:
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về lập trình
- Hiểu rõ các ngôn ngữ phát triển web
- Hiểu rõ về các ngữ lập trình
- Trang bị một số kỹ năng mềm
- Kỹ năng phân tích logic
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc
- Cẩn trọng, tỉ mỉ và kiên trì
Có thể nhận thấy rằng bất kỳ công việc nào cũng có những khó khăn riêng và lập trình web BackEnd cũng không ngoại lệ, khá là khó khăn vào giai đoạn ban đầu để xây dựng kiến thức nền sẵn. Tuy nhiên, đừng vội lo lắng vì ước mơ của bạn sẽ được chắp cánh bởi Ology với khóa học lập trình viên web BackEnd.
Tại đây, các bạn có thể tìm kiếm được các khóa học lập trình phù hợp với nhu cầu bản thân mà còn được ưu đãi học phí hấp dẫn. Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí https://forms.gle/apMt91kBwe2rDgxUA.
ĐĂNG KÝ NGAY
Ology sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho bạn.
Nếu bạn muốn được tư vấn cùng cô Châu
Hãy đăng kí tại đây nhé !